NHỮNG ĐIỀU TỐT CHO SỨC KHỎE

NHỮNG ĐIỀU TỐT CHO SỨC KHỎE

 

CÂN BẰNG TÂM LÝ

 1,,không nên Yêu cầu qúa nghiêm khắc, khắt khe với mình.

Có những ngừơi luôn đặt ra cho mình những hòai bão qúa cao.căn bản không có khả năng đạt đựơc ,thế là suất ngày trong Lòng không vui .Có những ngừơi làm việc gì cũng yêu cầu thập tòan thập mỹ ,đối với bản thân yêu cầu cũng gần như trọn vẹn nên cứ vạch lá tìm sâu.thường chỉ có một tý vết nhỏ thôi mà cũngcứ tự trách mình mãi không thôi.Nếu định mục tiêu và yêu cầu của mình trong phạm vi khả năng của mình, thì tự nhiên bao gìờ cũng thanh thản,thỏai mái dễ chịu vì công việc gì làm cũng thông đồng bén giọt .

  2. Làm một số việc cho người khác.

Giúp đỡ người khác không chỉ làm cho bản thân mình quên đi những phiền não ,mà còn có thể xác định được gía trị tồn tại của mình,càng có thể có đựoc tình cảm bạn bè qúi báu .

 3.Không nên ôm đồm qúa nhiều sự việc

Các nhà tâm lý học đã phát hiện nghuyên nhân chủ yếu của các bệnh phiền muộn âu lo ,tinh thần suy sụp là do người bệnh phải đối mặt rất nhiều với sự việc.cần phải sử lý cấp bách, do đó áp lục tinh thần rất lớn gây nên.Phải làm thế nào đẻ giảm bớt những gánh nặng về tinh thân của mình, không thể đồng thời tiến hành trên hai sự việc ,để tránh mệt mỏi qúa độ về cả tinh thần lẫn thể chất.

 4. Phải tránh những việc gây phiền não.

Khi gặp phải thất bại , tạm thời cần phải dẹp ngay phiền não lại, đi làm một số việc mà mình thích làm,hay những gì mình thích .

 5. Tìm gặp bạn tri kỷ để thổ lộ tâm tình

Đem tất cả những điều phiền muộn còn chất chứa từ đáy Lòng thổ lộ hết với bạn, như vậy sẽ làm cho mình vơi đi phần nào phiền muộn,tâm tình sẽ cảm thấy nhẹ nhõm dễ chịu, hoặc hét to đưa phiền muộn đến với thiên nhiên.

  6. Dặt hy vọng thấp vào ngừơi khác.

Rất nhiều ngừơi gửi gắm hy vọng qúa cao vào nhiều ngừơi khác,nếu không đạt đựơc Yêu cầu của mình thì lại thất vọngqúa. Thực ra mỗi ngừơi đều có tư tửơng riêng của mình,tầm hiểu biết có hạn,có ưu điểm và khuyết điểm của mình.hà tất phải Yêu cầu ngừơi khác đúng như ý của mình đựơc.

 7. Khi óan hận bực tức phải biết kiềm chế , ngăn chặn

Khi bạn bỗng nhiên nổi cơn thịnh nộ,bực tức cao độ rất nhiều ngu xuẩn xảy ra rồi lúc đó mới hối hận.Nếu như bạn biết tự kiềm chế không để xảy ra bực tức như thế thì cơn thịnh của bạn sẽ dần dần nguội đi hết

 8. Luôn có thiện ý với những ngừoi khác.

Nếu khi nào thích hợp cần biểu thị ý của mình , giao tiếp nhiều với bạn bè ít đụng độ với kẻ thù như vậy trong lòng tự nhiên sẽ thấy thanh thản .

9. Tranh thủ thời gian họat động văn hóa văn nghệ,vui chơi giải trí.

Hãy sắp xếp thời gian nhất định để tham gia những hoat động văn hóa văn nghệ.Đó là biện pháp tốt nhất giải trừ đuợc những áp lực về tâm lý .Phương thức vui chơi giải trí thực ra không quan trọng ,mà quan trọng nhất là làm thế nào cho tâm tình vui vẻ ,thoải mái.

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN ĐỂ CÁC BẠN CÓ ĐƯỢC SỨC KHỎE TỐT CHO MỘI NGÀY

LÊ ĐIỀM

Bn yếu t ca tình yêu: T bi h xả

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?...” Và tự hỏi lại